Được định giá gần 100 tỷ USD, tại sao kỳ lân Stripe trở thành 'tài sản' giá trị nhất Thung lũng Silicon?
Đối với Stripe, yếu tố thúc đẩy mức định giá tăng gần gấp 3 lần trong năm qua chính là niềm tin của nhà đầu tư. Cơ quan Quản lý Ngân khố Quốc gia Ireland (NTMA), Fidelity và Sequoia Capital mới đây đều cho rằng hoạt động số hóa trong lĩnh vực thanh toán và thương mại vẫn còn cơ hội tăng trưởng mạnh hơn nữa.
Nhà đồng sáng lập start up gần 100 tỷ USD Stripe thậm chí còn thừa nhận rằng công nghệ thanh toán số đang là trọng tâm của công ty anh… không có gì hấp dẫn hay thú vị. John Collison cùng anh trai Patrick cho ra mắt Stripe vào năm 2010. Anh chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Financial Times: "Lĩnh vực này có lợi nhuận thấp và cực kỳ cạnh tranh." Anh nói thêm, những nhà sáng lập của Stripe là "người rừng kỳ lạ và 'cuồng' lĩnh vực thanh toán."
Startup nổi bật nhất của Thung lũng Silicon thường là các liên doanh trong lĩnh vực internet như Facebook và Uber. Họ là những công ty tăng trưởng rất nhanh và nỗ lực không ngừng để thống trị toàn cầu. Tuy nhiên, Stripe lại là một cái tên xa lạ với những người bên ngoài ngành công nghệ. Công ty này đang đứng đầu trong danh sách các công ty tư nhân được định giá cao nhất ở Thung lũng Silicon, sau khi được nhà đầu tư định giá ở mức 95 tỷ USD.
Dịch vụ thanh toán... không có gì mới
Phần mềm của Stripe giúp mọi trang web hay ứng dụng dễ dàng chấp nhận thanh toán mà không cần phải xin giấy phép riêng, hay thực hiện giao dịch với nhiều ngân hàng và nhà khai thác thẻ khác nhau.
Đối với Stripe, yếu tố thúc đẩy mức định giá tăng gần gấp 3 lần trong năm qua chính là niềm tin của nhà đầu tư. Cơ quan quản lý ngân khố quốc gia Ireland (NTMA), Fidelity và Sequoia Capital mới đây đều cho rằng hoạt động số hóa trong lĩnh vực thanh toán và thương mại vẫn còn cơ hội tăng trưởng mạnh hơn nữa.
Dhivya Suryadevara – CIO của Stripe, nhận định: "Quy mô của cơ hội chính là điều mà các nhà đầu tư chú ý. Bạn sẽ không thường xuyên nhìn thấy một công ty vốn đã tăng trưởng quá mạnh, mà còn nhiều cơ hội phát triển mạnh hơn."
Một trong những lợi thế cạnh tranh chính của Stripe là sáng tạo và có hiệu suất tốt hơn với chi phí thấp. Công ty này hiện có khoảng 3.000 nhân sự, ít hơn 1/3 so với Facebook và năm 2012 – khi được định giá ở mức tương tự như Stripe. Các công cụ trực tuyến của Stripe được thiết kế để các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng mà không cần đến bộ phận sale hay hỗ trợ.
Điều này đã cho phép Stripe duy trì vốn hiệu quả, ngay cả khi đã mở rộng hoạt động ra hơn 40 quốc gia. Cho đến nay, Stripe đã huy động được 2,4 tỷ USD. Tổng doanh thu của startup này đạt khoảng 2 tỷ USD trong quý III năm ngoái. Theo đó, khoản doanh thu trên dẫn tới EBITDA đạt trên mức 120 triệu USD.
Những con số trên cho thấy rằng công ty được định giá trên bội số doanh thu tương đương với những tập đoàn thanh toán cung cấp những dịch vụ tương tự. Ví dụ, Ayden có vốn hóa 60 tỷ USD, còn PayPal được định giá gần 300 tỷ USD.
Conor O’Kelly – CEO của NTMA, cho biết ông thấy hài lòng với mức định giá 95 tỷ USD của Stripe, con số này cho thấy công ty tăng trưởng nhanh đến mức nào. Ông nói: "Ngay cả khi không đổi mới quá nhiều trong tương lai, thì họ đã tham gia vào xu thế hiếm có của thời đại này: đó là tăng tốc đọ số hóa và tăng trưởng của lĩnh vực thương mại kỹ thuật số."
Những khía cạnh hấp dẫn nhà đầu tư
Stripe cho biết sứ mệnh của họ là "thúc đẩy GDP của lĩnh vực internet", không kém cạnh so với kế hoạch kết nối mọi người trên thế giới như Facebook trước đây. Tuy nhiên, không như những ứng dụng mạng xã hội hoặc start up trong nền kinh tế gig, Stripe hoạt động trong một lĩnh vực được quản lý chặt chẽ. Họ không thể áp dụng cách tiếp cận "tăng trưởng nhanh và phá vỡ quy tắc" của Thung lũng Silicon.
Có 2 khía cạnh trong mô hình kinh doanh của Stripe thu hút nhà đầu tư. Đó là, cơ sở hạ tầng cơ bản của quá trình xử lý thanh toán. Stripe thường thu phí khoảng 2,9% cho mỗi giao dịch, hoặc 1,9% tại châu Âu – nơi phí thẻ thường thấp hơn.
Dịch vụ của Stripe không có mức giá rẻ nhất hiện nay, nhưng yếu tố giúp startup này trở nên hấp dẫn là tốc độ và sự đơn giản của việc tích hợp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và startup hợp tác với Stripe.
Phần thứ 2 trong hoạt động kinh doanh của Stripe là "xây dựng cho các nền tảng". Họ cho ra mắt thêm các dịch vụ, giúp tiết kiệm số tiền đáng kể trên quy mô lớn, hoặc để khách hàng có thể tính thêm phí đối với người dùng. Theo đó, luồng doanh thu mới được mang lại.
Matchesfashion – một khách hàng mới của Stripe, mới đây đã sử dụng dịch vụ của startup này vì công nghệ dễ tiếp cận. Tuy nhiên, nhà bán lẻ hàng xa xỉ tại London còn bán những mặt hàng giá cao tại hơn 170 quốc gia. Theo đó, đây chính là loại giao dịch xuyên biên giới mà các hệ thống ngân hàng có thể ngăn chặn nhầm.
Để mở rộng bên ngoài thị trường cốt lõi là các doanh nghiệp nhỏ, Stripe không chỉ phải cạnh tranh với những công ty thanh toán truyền thống như Global Payments, Worldpay và Fiserv, mà còn là các doanh nghiệp thế hệ tiếp theo như PayPal hay Adyen và 1 nhóm các startup nhỏ hơn.
Collison khẳng định Stripe cũng đang nhanh chóng mở rộng sang thị trường châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh, thu hút khách hàng doanh nghiệp lớn như Instagram. Anh cho biết, với 50 khách hàng xử lý các khoản thanh toán hơn 1 tỷ USD trong 1 năm, đó là bằng chứng cho thấy họ đã đạt được tiến bộ lớn trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp.
Trong khi các đối thủ có thể nổi trội với việc cung cấp dịch vụ ở nhiều quốc gia, loại hình thanh toán hay thậm chí là tiền điện tử, Collison lập luận rằng khả năng của Stripe trong việc bảo vệ doanh nghiệp trước đối thủ không phải đến từ sản phẩm hay tính năng cụ thể, mà là triển vọng. Ông cho biết Stripe có tầm nhìn xa, khả năng lập kế hoạch trước 5-10 năm.
Tham khảo Financial Times
Lục Lam
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Đăng nhận xét